công khai
PHÒNG GD VÀ ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG MN HUY HOÀNG
SỐ 43a./QĐ- HĐQT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mạo Khê, ngày 31 tháng 8 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
( V/v ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Trường MN Huy Hoàng)
- Căn cứ quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành điều lệ trường Mầm non.
- Căn cứ vào quyết định số 41/2008/QĐ – BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập.
- Căn cứ công văn số: /SGD&ĐT- BCĐNCL ngày 30/3/2006 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh- V/v ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường MN Huy Hoàng.
- Theo đề nghị của Bà tổ trưởng tổ chuyên môn nhà trường.
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản: Quy định về tổ chức và hoạt động của Trường MN Huy Hoàng.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau ngày 15 kể từ ngày ban hành. Các bản quy định trước đây không có giá trị.
Điều 3: Chủ tịch HĐQT, BGH và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận Phòng GD&ĐT (b/c) HĐQT,BGH nhà trường ( m/n Công đoàn, các tổ chuyên môn
| CHỦ TỊCH HĐQT ( Đã ký)
Vũ Thị Thủy
|
PHÒNG GD VÀ ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG MN HUY HOÀNG
SỐ 43b/QĐ- HĐQT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
Mạo Khê, ngày 31 tháng 8 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
(Về tổ chức và hoạt động của trường MN Huy Hoàng)
( Ban hành kèm theo quyết định số 43b /QĐ - HĐQT ngày 31 tháng 8 năm 2019 )
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều: 1: Phạm vi điều chỉnh và quy chế:
Bản quy định này quy định về tổ chức và hoạt động của các bộ phận trong bộ máy tổ chức, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động tại Trường MN Huy Hoàng theo luật giáo dục, điều lệ Trường MN và quy chế tổ chức và hoạt động của của các trường ngoài công lập ban hành theo quyết định số 41/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Điều 2: Tư cách pháp nhân
1.Trường MN Huy Hoàng được DN Tư nhân Hoàng Ninh do bà Vũ Thị Thủy làm giám đốc thành lập theo quyết định số: 2201000448/QQĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2004 của UBND Tỉnh Quảng Ninh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản giao dịch tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Triều, nhà trường hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.
2. Trường MN Huy Hoàng là Trường Mầm Non trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý toàn diện của UBND Thị xã Đông Triều, cơ quan quản lý trực tiếp là Phòng GD&ĐT Đông Triều- Quảng Ninh.
Điều 3: Mục tiêu giáo dục
1. Trường MN Huy Hoàng tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động khác theo đúng mục tiêu, phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước được thể hiện trong luật giáo dục, Điều lệ Trường MN, quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập được ban hành theo quyết định số: 41/2008/QĐ-BGD&ĐT.
2. Trường MN Huy Hoàng phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, định hướng trang bị kiến thức cho bé một nền tảng vững chắc để bước sang bậc tiểu học.
Điều 4: Chính sách khuyến khích.
1. Trường MN Huy Hoàng được hưởng các chính sách khuyến khích của nhà nước về cơ sở vật chất, đất đai, về thuế, phí, lệ phí,tín dụng theo nghị định số: 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của chính phủ và các chính sách ưu đãi khác của Tỉnh.
2. Trường MN Huy Hoàng bình đẳng với các Trường MN khác trên địa bàn Huyện Đông triều về quyền hạn của nhà trường, giáo viên, nhân viên,và học sinh trong việc thực hiện các mục tiêu, nôi dung, chương trình, phương pháp giáo duc đào tạo và các quy định khác liên quan đến tuyển sinh, dạy và học, kiểm tra và cấp giấy chứng
nhận cho các cháu 5 tuổi vào lớp 1.
Điều 5: Đình chỉ, giải thể chia tách và chuyển đổi
Việc đình chỉ, giải thể, chia tách và chuyển đổi lạo hình nhà trường thực hiện theo đúng quy định của nhà nước tại điều 21, điều 22 của nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giáo dục, 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của chính phủ và các quy định khác về quản lý tài sản của nhà nước. Sau khi giải thể tài sản trên đất của nhà trường thuộc về quyền sở hữu của DN Tư Nhân Hoàng Ninh do Bà Vũ Thị Thủy làm giám đốc.
CHƯƠNG II: BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 6: Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị ( HĐQT) Trường MN Huy Hoàng là tổ chức đại diện quyền sở hữu hợp pháp của nhà trường, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm quyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức nhân sự, tài chính và tài sản của nhà trường.
2. Thành phần của HĐQT théo đúng quy định của nhà nước không quá 5 thành viên, các thành viên HĐQT nhiệm kỳ đầu do Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ninh chỉ định.
3. HĐQT định kỳ họp 3 tháng một lần, Chủ tịch HĐQT có thể triệu tập họp bất thường nếu được tối thiểu 2/3 số thành viên của HĐQT nhất trí, HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, các thành viên HĐQT bình đẳng về quyền biểu quyết, quyết định của HĐQT chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số số thành viên HĐQT nhất trí. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng sẽ thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch HĐQT. Văn bản và quyết định của HĐQT chỉ có hiệu lực thi hành khi được chủ tịch HĐQT hoặc người do chủ tịch HĐQT ủy quyền đại diện ký ban hành.
Điều 7: Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT
1. Quyết định, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường.
2. Xây dựng và quyết định các chế độ thu chi tài chính trong nhà trường theo quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài chính theo quy định đối với trường ngoài công lập.
3. Huy động các nguồn vốn để xây dựng nhà trường, giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của nhà trường, phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do hiệu trưởng trình.
4.Giải quyết yêu cầu đột xuất về bổ xung, thay đổi thành viên HĐQT trong nhiệm kỳ theo đúng quy định 41/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT, đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận.
5. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc thôi công nhận Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Phê duyệt phương án tổ chức, bộ máy, biên chế, xét duyệt danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường do hiệu trưởng trình.
7. Xây dựng đề án tổ chức và hoạt động, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành quy định về quản lý tài chính, tài sản, quy định về tuyển dụng lao động trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Kiểm tra, giám sát hiệu trưởng, kế toán trong việc chấp hành các quy định của nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp và các quy định khác của HĐQT.
Điều 8: Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch HĐQT
1. Chủ tịch HĐQT là người được bầu trong số các thành viên HĐQT và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có Quốc tịch Việt Nam, có trình độ tối thiểu bằng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên nhà trường, có sức khỏe, có đầy đủ quyền công dân và khi được đề cử không được quá 65 tuổi.
2. Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về các quyết định của HĐQT, chủ trì các hoạt động của HĐQT. Kiểm tra, kiểm soát việc quản lý điều hành của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường. Được sử dụng bộ máy, tổ chức Vf con dấu của nhà trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyên hạn của HĐQT.
3. Là chủ tịch đồng tuyển dụng cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường.
4. Trường hợp Chủ tịch HĐQT vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao, thì thành viên được Chủ tịch HĐQT ủy quyền sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT. Trường hợp ủy quyền thì các thành viên còn lại chọn một người trong số họ tạm thời giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.
5. Chủ tịch HĐQT là chủ tài khoản của nhà trường.
Điều 9: Nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng
1.Trực tiếp điều hành các hoạt động giáo dục của nhà trường. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chuyên môn là Phòng Giáo Dục và Đào Tạo thị xã Đông Triều. Trước HĐQT về việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch quy chế, quy định về giáo dục đào tạo cũng như các hoạt động khác của trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Hiệu trưởng phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường MN, Hiệu trưởng MN tuổi không quá 70 tuổi. Ngoài những quy định về quyền hạn nhiệm vụ và trách nhiệm của hiệu trưởng được quy định trong Điều lệ trường mầm non. Hiệu trưởng trường MN Huy Hoàng còn có những nhiệm vụ quyền hạn sau:
a. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT.
b. Là phó chủ tịch hôi đông tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Đề xuất danh sách tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường trình HĐQT phê duyệt, thực hiện các quy định về lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, khen thưởng, kỷ luật.
c. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thự hiện nhiệm vụ năm học, lập báo cáo công tác tháng định kỳ gửi cơ quan quản lý chuyên môn và HĐQT Xây dựng và quyết định lề lối làm việc, nội quy, quy chế hội họp sinh hoạt nhà trường. Là chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật nhà trường, đề xuất danh sách tập thể, cá nhân để HĐQT xét quyết định khen thưởng, kỷ luật.
d. Phân công nhiệm vu cụ thể đối với các phó hiệu trưởng, giao trách nhiệm cho các tổ chuyên môn, đôn đốc thực hiện những quy định về trách nhiêm, quyền hạn của BGH, tổ chuyên môn và người lao động. Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.
e. Lập dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm trình HĐQT phê duyệt, Căn cứ dự toán đâc được duyệt, hiêu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính, quyết đinh việc chi tiêu của nhà trường thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, năm về tài chính của nhà trường với HĐQT và các cấp quản lý có liên quan. Quản lý toàn bộ tái sản, tài chính của nhà trường theo sự phân cấp của HĐQT.
g. Kiến nghị biện pháp huy đông, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển nhà trường và các biện pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, trình duyệt HĐQT.
h. Đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường trong nhà trường.
i. Được tham gia các cuộc họp của HĐQT nhưng không có quyền biểu quyết.Mỗi nhiệm kỳ công tác của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là 3 năm hết nhiệm kỳ nếu còn đủ sức khỏe, năng lực và phẩm chất đạo đức, được tập thể nhà trường tín nhieemjlaij. Hiệu trưởng muốn từ nhiệm trước thời hạn ghi trong hợp đồng phải có đơn gửi HĐQT, HĐQT xem xét báo cáo phòng giáo dục và đào tạo giải quyết theo đúng quy định của luật lao động.
Điều 10: Nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng.
Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước HĐQT và hiệu trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định tại Điều lệ trường Mầm non và quyết định số 41/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 25/7/2008 của bộ giao dục và đào tạo.
Điều 11: Tổ chuyên môn
- Giáo viên nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn.
Theo môn học mỗi tổ có một tổ trưởng. Việc thành lập các tổ chuyên môn và đề xuất tổ trưởng do Hiệu trưởng nhà trường phải báo cáo phòng GD&ĐT.
Tổ trưởng chuyên môn được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành của nhà nước ( áp dụng như đối với trường ngoài công lập)
2. Tổ trưởng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ được quy định trong điều lệ Trường mầm non.
Điều 12: Tổ chức hành chính -quản trị
1. Tổ hành chính - quản trị bao gồm các nhân viên hành chính, kế toán, thủ quỹ, thư viện, y tế, học đường, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ và phục vụ.
2. Tổ hành chính - quản trị có một tổ trưởng do hiệu trưởng đề xuất, chủ tịch HĐQT phê duyệt, tổ hành chính - quản trị thực hiện các nhiệm vụ do hiệu trưởng giao.
Điều 13: Hội đồng giáo dục
Chức năng, nhiệm vụ các thành viên của hội đồng giáo dục thực hiện theo Điều lệ trường mầm non.
Điều 14: Các hội đồng khác trong nhà trường
1. Hội đồng thi đua khen thưởng
a. Chủ tịch Hội đồng TĐKT là hiệu trưởng, phó chủ tịch hội đồng là công đoàn, ủy viên gồm các phó hiệu trưởng, bí thư đoàn thanh niên và các tổ chức thanh niên và các tổ chuyên môn.
b. Hôi đồng có chức năng tư vấn cho HĐQT về các hoạt động thi đua và các tổ chức các công tác thi đua trong nhà trường theo luật thi đua khen thưởng.
c. Hội đồng TĐKT hoạt động theo luật thi đua khen thưởng và các quy định của Bộ GD&ĐT.
2. Chủ tịch các hội đồng thị đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật quyết định việc thi đua khen thưởng, kỷ luật trong nhà trường, trước khi ra quyết định phải báo cáo và xin ý kiến HĐQT.
3. Việc kỷ luật đối với CBGV được thực hiện theo luật lao động và các quy định hiện hành của BGD&ĐT. Khi có CBGV vi phạm đến mức phải chấm dứt hợp đồng lao động thì BGH và HĐQT phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo từ Sở GD&ĐT.
CHƯƠNG III: CÁC ĐOÀN THỂ TRONG NHÀ TRƯỜNG
Điều 15: Tổ chức Đảng
Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuân khổ hiến pháp và pháp luật, chấp hành thực hiện theo quy định tại quyết định số: 163- QĐ/TW ngày 15 tháng 4 năm 2006 của BCH trung Ương Đảng.
ĐIều 16: Tổ chức Công đoàn
1. Công đoàn nhà trường là tổ chức hợp pháp cho quyền lợi của CB,GV,NV nhà trường,có nhiệm vụ và quyền hạn theo điều lệ công đoàn Việt Nam, trong mọi hoạt động phải tuân theo hiến pháp và pháp luật của nhà trường.
2. Công đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà trường, sự chỉ đạo trực tiếp của công đoàn nghành GD&ĐT Quảng Ninh.
3. HĐQT, BGH có trách nhiệm tạo mọi điều kiện, cấp kinh phí hoạt động theo quy định để tổ chức công đoàn nhà trường hoạt động thuận lợi.
Điều 17: Tổ chức Đoàn thanh niên
1. Đoàn thanh niên là đại diện tổ chức cho thanh, thiếu niên trong nhà trường bao gồm cả giáo viên trong tuổi đoàn, được tổ chức thành nhiều chi đoàn khác nhau.Đoàn thanh niên trong nhà trường là lực lượng nòng cốt, nhân tố quan trọng trong công tác thanh niên, giáo dục chính trị, tư tưởng, thúc đẩy phong trào rèn luyện đạo đức, học tập, xây dựng,nề nếp thực hiện dân chủ hóa trong thanh niên.
2. Mọi hoạt động trong Đoàn thanh niên của nhà trường phải tuân theo điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các quy chế quản lý của nhà nước, quy định của nhà trường.
3. Đoàn thanh niên nhà trường hoạt động dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng BGH nhà trường và các cơ quan quản lý đoàn cấp trên.
4.HĐQT,BGH có trách nhiệm tạo điều kiện dể tổ chức đoàn thanh niên của nhà trường hoạt động thuận lợi.
Điều 18: Quan hệ giữa HĐQT,BGH và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
1. HĐQT họp với BGH và lãnh đạo các đoàn thể vào đầu và giữa năm học để quyết định những chủ trương và mục tiêu chủ yếu của năm học,kỳ học. Những việc đột xuất, hiệu trưởng báo cáo để HĐQT quyết định.
2. HĐQT, Hiệu trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ
chính cho tổ chức Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong trường làm việc và hoạt động có hiệu quả góp phần tích cực vào việc tham gia mục tiêu giáo dục của nhà trường. Hàng năm trích đủ kinh phí để đoàn thể hoạt động theo quy định.
3. HĐQT, Hiệu trưởng,CTCĐ phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ giáo viên vào đầu năm học. Thực hiện các quy định về dân chủ trong trường học. Ký thỏa ước lao động theo quy định của luật lao động.
CHƯƠNG IV: GIÁO VIÊN- NHÂN VIÊN NHÀ TRƯỜNG
Điều 19: Giáo viên
Giáo viên cơ hữu là những cô giáo đã tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc trường đại học, cao đẳng, trung cấp cùng chuyên nghành có chứng chỉ sư phạm, có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, năng lực, sức khỏe, được nhà trường tuyển chọn theo quy định của luật lao động và được Phòng GD&ĐT quyết định công nhận..
Điều 20: Tuyển dụng giáo viên, nhân viên
1. Hôi đồng tuyển dụng giáo viên do chủ tịch HĐQT làm chủ tịch hội đồng. Hiệu trưởng làm phó chủ tịch. Các ủy viên gồm phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, và một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy.
2. Quy trình và căn cứ truyển dụng giáo viên:
Nghiên cứu hồ sơ, đối với giáo viên mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp ra trường chú trọng xem xét kết quả học tập toàn khóa học và xếp loại tốt nghiệp.
Giám định trực tiếp giờ dạy, hội đồng tuyển dụng lựa chọn và quyết định.
3. Tuyển dụng nhân viên: Căn cứ vào kết quả của hội đồng tuyển dụng và đề xuất của hiệu trưởng, CTHĐQT quyết định trực tiếp việc tuyển dụng nhân viên theo nhu cầu công việc của nhà trường.
4. Hình thức tuyển dụng: Mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại trường đều được ký hợp đồng lao động. CTHĐQT là người ký hợp đồng đối với giáo viên và nhân viên.
5. Việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với giáo viên - nhân viên được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký .
Điều 21: Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, nhân viên.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên thực hiện theo điều 29,30 điều lệ trường mầm non ban hành theo quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và điều 25 quy chế 41 của Bộ GD&ĐT về " Tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập ".
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên..
Do CTHĐQT, hiệu trưởng quy định căn cứ nội dung tính chất từng loại công việc cụ thể theo quy định của nhà nước và yêu cầu của nhà trường.
Điều 22: Chế độ chính sách đối với CB, GV,NV
1. Định mức lao động của giáo viên cơ hữu thực hiện theo thông tư số 49TT/GD ngày 29/11/1979 của Bộ giáo dục : "Quy định chế độ công tác của giáo viên trường Mầm Non". Giáo viên làm thêm giờ, tham gia quản lý các hoạt động khác ngoài giờ chuyên môn được quy đổi theo thời gian để tính chế độ( Nhà trường sẽ có quy định riêng về giờ làm thêm trong quy định về chi tiêu nội bộ) Giáo viên, nhân viên được nghỉ các ngày lễ trong năm theo quy định của luật lao động. Giáo viên cơ hữu được nghỉ hè một tháng, nếu trong thời gian nghỉ hè phòng GD&ĐT triệu tập đi tập huấn chuyên môn nghiệp vụ… thì giáo viên phải thực hiện, trường không bố trí nghỉ bù.. Nhân viên được nghỉ phép năm theo luật lao động.
2. Toàn thể CB,GV,NV cơ hữu, ký hợp đồng dài hạn của nhà trường được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN, theo quy định của nhà nước và mỗi cá nhân có trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm theo quy định hiện hành. Giáo viên được hưởng các chế độ và đào tạo, học tập phong tặng danh hiệu theo các quy định hiện hành của nhà nước.
3. Tiền lương: Nhà trường áp dụng chế độ tiền lương như các trường công lập.Cụ thể:
- Lương của CB,GV và nhân viên cơ hữu thực hiện theo nghị định số 104/2004/NĐCP ngày 14/12/2004 của chính phủ và các thông tư hướng dẫn thực hiện. Giáo viên cơ hữu đã ký hợp đồng được hưởng 100% lương bậc 1. Sau 3 năm cho GV tốt nghiệp CĐ, 2 năm cho GV tốt nghiệp Trung cấp làm việc hoàn thành nhiệm vụ được nâng bậc lương. Giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nâng lương sớm theo quy định ban hành kèm theo quyết định số: 130/QĐSGD&ĐT-TCCB ngày 04 tháng 7 năm 2006 của Giám đốc Sở GD&ĐT về việc ban hành quy định nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ .
- Cán bộ giáo viên cơ hữu hưởng phụ cấp ưu đãi theo quyết định số 244/2005/QĐ-TTG ngày 06/10/2005 của thủ tướng chính phủ " Về chế độ phụ cấp ưu đãi với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập".
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp đồng ngắn hạn được áp dụng theo quy định của nhà trường.
4. Phụ cấp trách nhiệm: Phụ cấp trách nhiệm đối với các chức danh trong trường thực hiện theo thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 8/2/2005 của Bộ GD&ĐT.
5. Công tác phí: Giáo viên, nhân viên đi công tác do phòng GD&ĐT triệu tập do trường cử đi được thanh toán công tác phí thì nhà trường sẽ thanh toán chi phí theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
6. Giáo viên được trường cử đi học Đại học được hưởng nguyên lương và phụ cấp ưu đãi trong suôt thời gian ôn tập và thời gian học. Khi tốt nghiệp phải phục vụ ít nhất 10 năm tại trường, sau khi ra trường không về dạy tại trường phải bồi hoàn số kinh phí gấp 2 lần số tiền kinh phí được cấp đi học, nếu trốn tránh trách nhiệm sẽ giải quyết tranh chấp theo pháp luật.
Điều 23: Ưu đãi riêng
Ngoài những quy định ở trên Trường Mầm non Huy Hoàng quy định về thưởng lương năng xuất nhằm tăng thu nhập cho giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên yên tâm công tác, phát huy hết năng lực bản thân. Chế độ vận dụng có thể thay đổi tùy theo sự phát triển của trường và căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng người.
CHƯƠNG V: HỌC SINH
Điều 24: Đối tượng tuyển sinh của nhà trường
Tất cả hoạc sinh ( không phân biệt dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh) Trên địa bàn huyện Đông Triều và các vùng phụ cận đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và đào tạo đều được tuyển sinh và học tại trường.
Điều 25: Nhiệm vụ, quyền của học sinh trong nhà trường
1. Học sinh trong nhà trường có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ,
quyền hạn được quy định trong điều lệ trường mầm non và luật giáo dục. Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường.
2. Học sinh nhà trường được biên chế tổ chức hoạt động và học tập theo đơn vị ở lớp, sĩ số học sinh trên lớp phù hợp với điều lệ trường mầm non và thực tiễn của nhà trường.
3. Được hưởng các quyền lợi, chính sách đối với người học theo quy định của nhà nước.
CHƯƠNG VI: BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điếu 26: Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ hai đến 3 thành viên trong đó có một trưởng ban( do cha mẹ cử ra) để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn khác nhằm động viên các gia đình thực hiện trách nhiệm và quyền của mình đối với việc họa tập, rèn luyện của con mình.
2. Nhà trường có một ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có một trưởng ban( do Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp đề cử) để phối hợp với hội đồng giáo dục nhà trường nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3. ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường hoạt động theo điều lệ hội cha mẹ học sinh và điều lệ trường mầm non.
Điiều 27: Công tác xã hội hóa
1. Trường mầm non Huy Hoàng xác định xã hội hóa giáo dục là yếu tố vô cùng quan trọng của nhà trường. Mọi thành viên trong nhà trường phấn đấu thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
2. Nhà trường khuyến khích các cá nhân, tổ chức xã hội và các tổ chức khác đầu tư hợp pháp vào việc phát triển của nhà trường.
CHƯƠNG VII: QUẢN LÝ TÀI SẢN – TÀI SẢN CHÍNH CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 28: Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính
1. Trường hoạt động theo cơ chế lấy thu để đảm bảo toàn bộ chi phí và bảo toàn
nguồn tài chính của nhà trường. Toàn bộ các nguồn thu, chi sẽ được lập trên dự toán
chi phí đầu năm để đảm bảo nguồn tài chính hoạt động của nhà trường trong năm học.
2. Định kỳ quý, năm chủ tịch HĐQT thông qua dự toán thu, chi và quy định cơ cấu các khoản chi thường xuyên, cá nhân tham gia góp vốn theo tỷ lệ vốn góp hoặc vốn vay.
Chủ tịch HĐQT chỉ đạo, quản lý thu-chi thông qua báo cáo thống kê chi hàng tháng và phê duyệt quyết toán quý, năm do BGH trình.
3. Kết quả tài chính hàng năm của nhà trường được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi của nhà trường trong năm tài chính. Số chênh lệch thu lớn hơn chi do HĐQT quyết định tỷ lệ phân bổ về tài chính của nhà trường.
4. Tài sản của nhà trường được quản lý, sử dụng để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập tại trường. Tài sản của nhà trường là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ninh, được nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Điều 29: Học phí
1. Mức đóng học phí theo thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Nhà nước thực hiện chế độ miễn giảm một phần học phí cho học sinh thuộc gia đình là đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn theo quy định của nhà nước.
2. Tiền học phí do học sinh đóng góp là một trong các nguồn thu ngân sách của trường được sử dụng cho các hoạt động của nhà trường.
Điều 30: Ban kiểm tra tài chình
1.Kiểm tra việc quản lý, điều hành các hoạt động tài chính của nhà trường, việc chấp hành chế độ kế toán thống kê và báo cáo tài chính khác.
2. Thẩm định báo cáo tài chính năm, kiểm tra các hoạt động kế toán liên quan đến thu, chi các quỹ của nhà trường theo định kỳ mỗi quý một lần. Khi kiểm tra phải lập kế hoạch thông qua chủ tịch HĐQT.
Điều 31: Nhiệm vụ quyền hạn của ban kiểm tra tài chính nhà trường gốm:
1, HĐQT
2, Hiệu trưởng nhà trường.
3, Kế toán
*. Kiểm tra việc quản lý, điều hành các hoạt động tài chính của nhà trường, việc chấp hành chế độ kế toán thống kê và báo cáo tài chính khác.
* Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra các hoạt động kế toán liên quan đến thu, chi các quỹ của trường theo định kỳ mỗi quý một lần. Khi kiểm tra phải lập kế hoạch thông qua HĐQT.
*Thường xuyên thông báo với chủ tịch HĐQT về kết quả kiểm tra, tham khỏa ý kiến chủ tịch HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận, kiến nghị.
* Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra. Việc kiểm tra không gây cản trở hoặc gián đoạn các hoạt động điều hành của trường và tuân thủ đúng các nghị quyết của chủ đầu tu và quy định của nhà trường.
* Có quyền yêu cầu hiệu trưởng cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động tài chính của nhà trường nhưng phải đảm bảo giữ bí mật thông tin này.
* Trưởng ban kiểm tra là người điều hành chỉ đạo các kiểm tra viên thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của ban kieemrtra, chịu trách nhiệm trước chủ tịch HĐQT.
Điều 32: Chế độ thù lao của ban kiểm tra tài chính
Trưởng ban kiểm tra và các kiểm tra viên được hưởng thù lao theo thời gian thực hiện nhiệm vụ, mức thù lao do chủ tịch HĐQT quy định căn cứ theo kế hoạch kiểm tra.
CHƯƠNG VIII: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 33: Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà được khen thưởng theo quy định của nahf nước và nhà trường.
Điều 34: Xử lý vi phạm
Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường nếu có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ đều bị xử lý theo quy định của luật giáo dục, Điều lệ trường mầm non, quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập ban hành theo quyết định số 41/2008/QĐ-BGD&ĐT, quy định khen thưởng và kỷ luật do nhà nước ban hành.
CHƯƠNG IX: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35: Trách nhiệm thi hành
Toàn văn bản quy định này đã được thảo luận và biểu quyết thống nhất thực hiện trong HĐQT, BGH, công đoàn nhà trường, đoàn thanh niên và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Điều 36: Hiệu Lực thi hành
Bản quy định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tại Trường mầm non Huy Hoàng chịu trách nhiệm thi hành bản quy định này.
Trong quá trình thực hiện, khi cần thiết lập nhà trường sẽ bổ xung, sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
| T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH
Vũ Thị Thủy
|
- Phân công GV
- phân công giáo viên năm học 2019-2020
- quyết định
- Phân công GV
- phân công giáo viên
- phân công CB-GV-NV
- quyết định phân công giáo viên
- Thực đơn tháng 9
- Trường mầm non Huy Hoàng
- Trường Mầm Non Huy Hoàng Tọa đàm 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ ( 8/3/1910 – 8/3/2014 )
- Danh sách CBGV - NV Trường Mầm Non Huy Hoàng .
- khai giảng năm học mơi
- báo cáo tháng 4 đã chỉnh sửa
- anh 20-11
- thong tin ve co so vat chat