KẾ HOẠCH PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON HUY HOÀNG GIAI ĐOẠN 2019- 2024, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG MẦM NON HUY HOÀNG
Số: 86a /KH-MNHH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mạo khê, ngày 10 tháng 9 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON HUY HOÀNG GIAI ĐOẠN 2019- 2024, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
![]() |
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trường Mầm non Huy Hoàng. Số điện thoại: 0203.3584.112
Email: mnhuyhoang@dongtrieu.edu.vn.
Trường MN Huy hoàng là trường tư thục nằm trên địa bàn phường mạo Khê. Phường Mạo Khê thuộc thị xã Đông Triều, trên cơ sở toàn bộ 1.906,46 ha diện tích tự nhiên, 39.418 người của thị trấn Mạo Khê. Phía Đông giáp với Phường Yên Thọ, phái tây gáp phường Kim Sơn, Phía nam giáp tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Đá Vách, Phía bắc giáp các xã Bình Khê và Tràng Lương.
Năm 2004 trường Mầm non Huy Hoàng đi vào hoạt động. Qua những năm xây dựng và trưởng thành, trường Mầm non Huy Hoàng đã từng bước phát triển vững mạnh cả về qui mô và chất lượng giáo dục, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết một lòng hoàn thành tốt sứ mệnh "trồng người" lớn lao mà Đảng và Nhà nước giao phó, trở thành một điểm sáng của Ngành Giáo dục thị xã Đông Triều, là đơn vị có uy tín về chất lượng giáo dục, được Đảng bộ, chính quyền địa phương, nhân dân và phụ huynh học sinh tin tưởng.
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể sư phạm, trong những năm gần đây nhà trường đạt được những thành tích sau: Năm học 2019-2020 được UBND thị xã công nhận tập thể LĐTT theo quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2020. Năm học 2020-2021 được UBND thị xã công nhận tập thể LĐTT theo quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 26 tháng 07 năm 2021; Năm học 2021-2022 được UBND thị xã công nhận tập thể LĐTT theo quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2019-2024, tầm nhìn 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng quản trị và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Xây dựng và phát triển kế hoạch chiến lược của Trường Mầm non Huy Hoàng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng và chính sách của nhà nước về đổi mới giáo dục mầm non. Cùng các trường mầm non trong thị xã xây dựng Ngành Giáo dục huyện nhà phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với các khu vực và thế giới.
1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
- Tổng số: 10 cán bộ, giáo viên, nhân viên (BGH: 01 đ/c; Giáo viên: 04 đ/c; nhân viên 05 đ/c).
- Về chất lượng đội ngũ CBQL và GV:
+ 04/11 = 36,3% CBGVNV đạt trình độ trên chuẩn.
+ 09/11 = 81,8% CBGVNV đạt trình độ chuẩn
2. Quy mô nhóm lớp và trẻ em
- Tháng 9 năm học 2019-2020 nhà trường có 03 lớp mẫu giáo; Tổng số trẻ: 63 trẻ, Trong đó:
+ Lớp MG 3-4 tuổi: 2 lớp với tổng số 38 trẻ
+ Mẫu giáo 4-5 tuổi: 1 lớp với tổng số 25 trẻ.
3. Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2019-2020
a) Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc
- 100% trẻ đến trường ăn bán trú tại trường.
Trong đó: Số trẻ toàn trường: 63/63 = 100%
+ Mẫu giáo 3-4 tuổi: 2 lớp với tổng số 38/38 trẻ đạt 100%.
+ Mẫu giáo 4-5 tuổi: 1 lớp với tổng số 25/25 trẻ đạt 100%..
+ Mức ăn 13.000 đồng.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình VSATTP theo quy định.
- Số trẻ có cân nặng bình thường: 61/63 cháu, tỷ lệ 96,8% (Tăng 0,2 so với kế hoạch)
- Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 02/63 cháu, tỷ lệ 3,17% (Giảm 12,8% so với đầu năm học)
- Số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 02/63 cháu, tỷ lệ 3,17% (Giảm 12,8% so với đầu năm học)
- Thừa cân - béo phì: 0 trẻ
b) Chất lượng giáo dục
- 100% các nhóm lớp thực hiện đúng chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT.
- 100% số trẻ đến trường học 2 buổi/ngày và triển khai thực hiện nghiêm túc có chất lượng chương trình giáo dục GDMN.
- Chất lượng giáo dục được duy trì, củng cố vững chắc.
- Các hoạt động giáo dục đều được tổ chức dưới hình thức sinh động, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi, trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, trải nghiệm, tham gia vào các trò chơi dân gian, hát làn điệu dân ca.
- 95% số trẻ phát triển toàn diện theo các lĩnh vực giáo dục.
- 100% các nhóm lớp thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".
- Tỷ lệ chuyên cần: 63/63 cháu = 100%
- Trong năm học nhà trường thực hiện nghiêm túc việc đánh giá trẻ, kết quả như sau:
+ Đánh giá trẻ theo chủ đề (mẫu giáo 3 - 4 tuổi và 4 - 5 tuổi): 56 cháu được đánh giá.Xếp loại chung:
. Đạt: 52/56 cháu= 92,8%
. Chưa đạt: 4/56 cháu = 7,1%
+ Đánh giá trẻ theo chủ đề (mẫu giáo 5 - 6 tuổi): 7 cháu được đánh giá.
+ Đạt 7/7 cháu = 100%
* Nhà trường mở 01 lớp thí điểm, dịch vụ chất lượng cao với số lượng học sinh là 20 trẻ. Thực hiện theo chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 20/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Áp dụng phương pháp Montessori vào các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, giáo dục trẻ.
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đảm bảo thời gian quy định
- 03/03 nhóm/lớp = 100% nhóm/lớp và thực hiện các quy định tại Chương trình GDMN.
- 03/03 nhóm/lớp = 100% các lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- 63/63 = 100% trẻ mẫu giáo được đánh giá chủ đề.
- Thực hiện tốt chuyên đề "Tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm".
- Lớp Trứng Montessori thực hiện lồng ghép chương trình montessori vào hoạt động hàng ngày.
4. Cơ sở vật chất
- Tổng diện tích toàn trường là: 2.985.7m2.
- Phòng học: Có 03 phòng học
- Thiết bị đồ dùng, đồ chơi: 03/03 nhóm lớp có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục.
- Các phòng học đều được xây dựng kiên cố. Các công trình phụ trợ, có nhà vệ sinh riêng trong mỗi lớp học, có nhà vệ sinh chung, nhà để xe, có khu bếp ăn, hệ thống điện nước, cống rãnh…đều đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Sân chơi ngoài trời có nhiều loại thiết bị đồ dùng đồ chơi đa dạng tạo được môi trường hoạt động tích cực cho trẻ. Bồn hoa cây cảnh thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa tạo cảnh quan môi trường sư phạm sáng, xanh-sạch-đẹp.
5. Điểm mạnh
5.1. Công tác quản lý và điều hành của Ban giám hiệu
- Cơ bản có tầm nhìn chiến lược lâu dài, có định hướng và có các kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực trạng của đơn vị qua từng giai đoạn để xây dựng và phát triển nhà trường làm việc khoa học, sáng tạo.
- Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới, được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh.
- Ban giám hiệu có ý thức trách nhiệm cao trong công việc được giao, dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết tổ chức, xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sát thực tế.
- Phân công hợp lý cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo qui định hiện hành.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ và thực hiện đổi mới công tác quản lý.
- Thực hiện tốt các hoạt động hành chính, tài chính, việc bảo quản tài sản, nâng cao sử dụng tài sản, cơ sở vật chất trong nhà trường, công tác kiểm kê, theo dõi tài sản, có kế hoạch kiểm tra, tu sửa, bổ sung tài sản, trang thiết bị phục vụ dạy học.
- Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý của nhà trường.
- Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và qui định của nhà nước.
5.2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Trong những năm học qua nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và tâm huyết với nghề.
- Tổng số cán bộ giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn là 36,3%.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, có ý thức rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.
5.3. Thành tích nổi bật
- Trong những năm gần đây trường luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu trong năm học và đạt được những thành tích sau:
* Danh hiệu thi đua
Năm | Danh hiệu thi đua | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định |
2019-2020 | Tập thể lao động Tiên tiến | Quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2020 của Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều. |
2020-2021 | Tập thể lao động Tiên tiến | Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 26 tháng 07 năm 2021 của Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều. |
2021-2022 | Tập thể lao động Tiên tiến | Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều. |
* Hình thức khen thưởng
Năm | Hình thức khen thưởng | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định |
2019-2020 | Tập thể lao động Tiên tiến | Quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2020 của Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều. |
2020-2021 | Tập thể lao động Tiên tiến | Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 26 tháng 07 năm 2021 của Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều. |
2021-2022 | Tập thể lao động Tiên tiến | Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều. |
- Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được nâng cao.
- Tỷ lệ huy động trẻ đến trường năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ chuyên cần đạt cao.
- 100% trẻ theo học tại trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần.
6. Điểm hạn chế
6.1. Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu
- Một số kế hoạch dài hạn và kế hoạch phối hợp đôi lúc xây dựng còn chưa cụ thể. Có đánh giá chất lượng chuyên môn và các hoạt động giáo dục của giáo viên nhưng chưa có những giải pháp cụ thể để định hướng giúp đỡ về mặt lâu dài cho đội ngũ.
- Việc sắp xếp công việc đôi khi chưa khoa học.
- Nhà trường còn thiếu phó hiệu trưởng lên ảnh hưởng đến việc chỉ đạo chuyên môn.
6.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên
- Một số giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Đội ngũ giáo viên trường tư thục không ổn định, luôn có tư tưởng không găn bó làm việc lâu dài lên ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn.
- Một số giáo viên mớichưa có nhiều sáng tạo,chưa thực sự gây hứng thú cho trẻ trong một số hoạt động.
6.3. Chất lượng CSGD trẻ
- Tỷ lệ trẻ đến lớp đầu năm học thường chưa đạt so với kế hoạch giao.
6.4. Cơ sở vật chất
Trường được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2004 sau nhiều năm sử dụng đồ dùng đồ chơi của trẻ hỏng nhiều, chưa thường xuyên bổ sung, bếp ăn đã xuống cấp, chưa theo quy trình bếp ăn một chiều.
Các lớp do xây dựng từ lâu, nhà vệ sinh chưa đảm bảo với Điều 6 Cơ sở vật chất tại Thông tư số 13/ 2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT về thông tư ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non, tieeur học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học.
Nhà trường gặp nhiều khó khăn về công tác tuyển sinh vì thế chưa kinh phí để đầu tư vào thiết bị dạy học.
7. Thời cơ
- Trong những năm qua Ngành giáo dục thị xã Đông Triều có những bước phát triển mạnh mẽ nên đã tác động không nhỏ đến tầng lớp cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương; Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã có những định hướng quan tâm, chỉ đạo đặc biệt đối với công tác giáo dục của nhà trường.
- Các phong trào dạy học được ngành phát động, triển khai đã phần nào làm thay đổi nhận thức, hành động của đội ngũ nhà giáo.
8. Thách thức
- Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đòi hỏi nhà trường phải xây dựng và phát triển theo hướng tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Các trường mầm non trên địa bàn cũng không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng, đặc biệt là các trường mầm non tư thục nên đã tạo sự cạnh tranh lớn giữa các trường trong địa bàn.
9. Xác định các vấn đề ưu tiên
- Ổn định về mọi mặt và làm tiền đề cho kế hoạch thực hiện lộ trình trường Chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá để khắc phục những tồn tại yếu kém khi thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên môn hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc. Xây dựng kỷ cương nền nếp làm việc khoa học trong nhà trường.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục về tư tưởng, nhận thức cho đội ngũ nâng cao chất lượng làm việc, hướng tới xây dựng chất lượng "mũi nhọn".
- Khai thác tối đa về ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng hộp thư điện tử cá nhân, truy cập các trang website để phục vụ cho công tác giáo dục.
- Thực hiện có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động, làm tốt công tác tuyên truyền vận động học sinh đi học đảm bảo tỷ lệ chuyên cần nhất là trẻ nhà trẻ và 3 tuổi.
- Đổi mới công tác giáo dục, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đánh giá sự phát triển của trẻ theo theo 5 lĩnh vực của từng độ tuổi theo chương trình giáo dục mầm non, phát triển chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, tu sửa, nâng cấp và mua sắm mới trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện: Nhà giáo mẫu mực, học sinh
chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh.
III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Tầm nhìn
Đến năm 2024 Trường Mầm non Huy Hoàng phấn đấu là một ngôi trường thân thiện, chất lượng và hiệu quả có đủ CSVC và trang thiết bị hiện đại. Nơi phụ huynh, học sinh tin cậy, tạo dựng được môi trường chăm sóc, giáo dục an toàn, lành mạnh, kỷ cương, giúp trẻ phát triển toàn diện, trẻ biết sáng tạo, có năng lực tư duy. Một chiếc nôi rèn luyện để giáo viên cống hiến và học sinh luôn có những kĩ năng cơ bản phục vụ cuộc sống.
2. Sứ mệnh
- Xây dựng một đơn vị có tính kỉ luật lao động cao, biết thương yêu hỗ trợ nhau, biết được nhiệm vụ của mỗi cá nhân để tư duy, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, trung thực, khách quan trong việc thực thi nhiệm vụ.
- Tạo được môi trường học tập thân thiện, có phòng học thoáng mát, rộng rãi, có nhiều đồ dùng, đồ chơi để mỗi học sinh đều có cơ hội trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, phát triển tính tích cực chủ động, sáng tạo, phát triển hết tài năng của mình.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
- Tính đoàn kết, tinh thần trách nhiệm
- Lòng nhân ái, tính trung thực
- Sự hợp tác, mãi phấn đấu, hướng đến tương lai
- Tính sáng tạo, khát vọng vươn lên
- Lòng tự trọng, vững lòng tin, tình thương và trách nhiệm.
4. Phương châm hành động
"Gieo mầm tri thức, thắp sáng tương lai"
"Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai"
"Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ thơ"
"Tất cả vì trẻ thơ thân yêu".
IV. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu tổng quát
Ổn định, phát triển, xây dựng đơn vị có uy tín về mọi mặt, tiến tới tiếp cận với mô hình giáo dục hiện đại, giữ vững các tiêu chuẩn của Trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia mức 1.
2. Các mục tiêu cụ thể
2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Xây dựng đội ngũ CB,GV,NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:
- Đối với Cán bộ quản lý: Bổ nhiệm thêm 01 đ/c phó hiệu trưởng, 100% trình độ Đại học; 100% tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị; 100% được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hằng năm đều được xếp loại tốt, xuất sắc.
- Đối với Giáo viên: 100% giáo viên đạt chuẩn, 50 % giáo viên có trình độ đào tạo đại học, phấn đấu 100% giáo viên có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, 100% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ loại Khá trở lên, trong đó có 30% giáo viên được xếp loại tốt; 70% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 30% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thị xã trở lên; 100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên.
- Đối với nhân viên: 100% nhân viên có trình độ đạt chuẩn trở lên theo nhiệm vụ được giao; hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.2. Quy mô trường, lớp và số học sinh
- Số lớp và số trẻ phấn đấu đến năm 2024: 09 nhóm, lớp với 190 học sinh.
- Phấn đấu năm 2024-2030 có 10 nhóm lớp với tổng 200 học sinh
2.3. Huy động các nguồn lực tài chính, CSVC
- Tham mưu Chủ tịch HĐQT để xây dựng, cải tạo sân chơi ngoài trời, 01 phòng đa năng, 01 phòng học nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện của trường mầm non đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1 và trường chuẩn quốc gia mức 1.
- Vận động cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục thông qua việc huy động các nguồn tài lực từ cha mẹ học sinh.
- Xây dựng môi trường giáo dục "Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn". Vận động cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục thông qua việc huy động các nguồn tài lực từ cha mẹ học sinh, các tổ chức cá nhân, doanh nhân thành đạt đóng trên địa bàn.
2.4. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
* Chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe:
- 100% trẻ được ăn bán trú tại trường, đảm bảo đủ chất, đủ lượng, đảm bảo VSATTP không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Năm học 2023 - 2024 nâng mức tiền ăn lên 26.000đ/ngày/trẻ.
- 100 % trẻ được cân đo khám sức khỏe định kỳ và được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng; Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường đạt: 95% trở lên.
- Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các thể cuối năm giảm còn 2% so với đầu năm học, khống chế trẻ thừa cân, béo phì.
* Chất lượng giáo dục:
- 100% GV thực hiện tốt quy chế chuyên môn, phát triển nội dung chươngtrình GDMN linh hoạt.
- 100% trẻ tích cực tham gia các hoạt động, phát triển tốt về các lĩnh vực
phát triển giáo dục đối với từng độ tuổi.
- 100% trẻ 5 tuổi có khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định, hoàn thành CTGDMN, duy trì đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.
2.5. Kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn Quốc gia
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Phấn đấu đến năm 2024 được đăng ký đánh giá trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
2.6. Xây dựng quan hệ Nhà trường - Gia đình - Xã hội
- Thực hiện tốt quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. 100% nhóm, lớp đảm bảo thông tin liên lạc giữa nhà trường và cha mẹ trẻ trong giáo dục, nhà trường cung cấp thông tin đầy đủ theo tháng, học kỳ, cả năm về kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ.
- 100% các nhóm lớp được lắp hệ thống camera có kết nối với phụ huynh để thuận tiện cho việc theo dõi con tại lớp học.
- Xây dựng những nhóm zalo, Facebook hàng ngày trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh.
2.7. Công tác quản lý và điều hành các hoạt động
- Phấn đấu trường đủ về cơ cấu, ổn định số lượng, chất lượng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm "tin học hóa" quản lý giáo dục.
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC
1. Các chương trình hành động chiến lược
Chương trình 1: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác quản lý
- Hoạch định và cam kết xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về kiến thức khoa học và năng lực nghề nghiệp.
- Đổi mới công tác quản lý phù hợp yêu cầu đổi mới. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý EMIS:
+ Ứng dụng công nghệ số và truyền thông hiện đại.
+ Chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá, kiểm tra.
+ Phát triển đội ngũ.
- Quản lí nhân sự:
+ Chế độ giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của giáo viên.
+ Các qui định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chuyên môn.
Người phụ trách: BGH, Thành viên HĐQT Tổ trưởng, tổ phó CM.
Chương trình 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
- Xây dựng đội ngũ CB,GV, NV có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách sư phạm mẫu mực, năng lực chuyên môn khá giỏi, đoàn kết, tận tâm, thạo việc, yêu nghề, mến trẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Tổ chức xếp hạng và công bố công khai kết quả chất lượng của từng tổ chuyên môn, từng giáo viên trong toàn trường.
Người phụ trách: Chi bộ đảng, Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn.
Chương trình 3: Đổi mới phương pháp giáo dục
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ, biến quá trình học tập thành quá trình tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.
- Xây dựng chương trình, nội dung hội thảo về đổi mới PPDH dựa trên những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học tích cực và đánh giá kết quả học tập của các giáo viên trong nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc đổi mới phương pháp dạy học, điều chỉnh áp dụng có hiệu quả các phương pháp tiên tiến vào chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Phát triển các phương tiện dạy học hiện đại, lắp camera, ti vi thông minh kết nối mạng Internet, Mạng Lan, mạng truyền thông học tập, mạng quản lí nội bộ kết nối với mạng phòng GD&ĐT với mạng Internet.
Người phụ trách: Thành viên HĐQT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên.
Chương trình 4: Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Tham mưu với Chủ tịch HĐQT xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị giáo dục, đồ dùng, đồ chơi theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Chú trọng các yêu cầu phát triển, hợp tác, cam kết, hợp đồng, khen thưởng v.v…
Người phụ trách: Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng, kế toán, giáo viên, nhân viên.
Chương trình 5: Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng nhà trường
- Xây dựng và thực hiện quy trình tự đánh giá, kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường theo Thông tư 19/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục hằng năm theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Năm 2024 trường đăng ký đánh giá ngoài và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức 1.
Người phụ trách: Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các thành viên hội đồng tự đánh giá.
2. Các hoạt động giải pháp chiến lược
2.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới
- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ. Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành. Tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Đi sâu bồi dưỡng giáo viên mới ra trường và có tay nghề còn yếu.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp, trong đó quan tâm đến hình thức tự bồi dưỡng ở nhà trường theo đơn vị tổ chức, tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đạt trình độ trên chuẩn, trên đại học, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè, dự chuyên đề cụm, dự giờ đồng nghiệp, tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đăng ký tiết dạy tốt, học tốt…
- Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo tập chung, vừa học, vừa làm; tự học, tự bồi dưỡng. Khuyến khích giáo viên học các lớp bồi dưỡng theo phương pháp giáo dục của các nước tiên tiến để áp dụng vào thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Xây dựng môi trường sư phạm bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.
- Tổ chức đánh giá CB,GV,NV theo quy định, đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT.
Người phụ trách: Chi bộ, Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn
2.2. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Đổi mới phương pháp dạy học "lấy trẻ làm trung tâm";trẻ "chơi mà học, học bằng chơi", đánh giá trẻ theo đúng quy định làm căn cứ điều chỉnh kế hoạch, phát triển chương trình giáo dục phù hợp với từng độ tuổi.
- Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động giao lưu, trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, phát huy tính tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, ham thích học tập, yêu quý cô giáo, ham thích đến trường..., nâng cao kĩ năng sống cho trẻ và văn hóa nghề nghiệp đối với giáo viên.
- Sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm giúp trẻ được tham gia và tích lũy kinh nghiệm một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
- Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên.
2.3. Huy động nguồn lực tài chính và phát triển cơ sở vật chất
- Làm tốt công tác tham mưu với HĐQT xây dựng nhà trường văn hoá, đáp ứng về cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng chức năng và trang thiết bị đồ dùng đồ chơi.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn sử dụng Ngân sách tự chủ của nhà trường hợp pháp, đúng mục đích, đảm bảo theo quy định tài chính hiện hành.
- Thực hiện đúng theo nguyên tắc tài chính. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu chi các nguồn; công khai tài chính đúng quy định.
- Tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh thường xuyên phối hợp hỗ trợ nhà trường trong mọi hoạt động. Bàn bạc thống nhất và theo dõi thu chi các khoản thu hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; hoàn thiện mô hình, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường để thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của đơn vị. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Người phụ trách: Ban giám hiệu, BCH Công đoàn, Ban CMHS...
2.4. Đẩy mạnh công tác thông tin xây dựng thương hiệu Nhà trường
- Triển khai có hiệu quả Websise nhà trường, cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua các hội nghị, diễn đàn, quảng bá hình ảnh về hoạt động của trường trên các tạp chí trong tỉnh...
- Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và của ngành.
- Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.
Người phụ trách: Ban giám hiệu, Hội đồng trường, tổ chuyên môn, hội cha mẹ học sinh.
2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ. Động viên khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học tự bồi dưỡng năng cao trình độ tin học, sử dụng hiệu quả, có chất lượng về công nghệ thông tin.
- Khai thác các thông tin trên mạng, ứng dụng thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Dạy trẻ sử dụng máy tính thông qua hệ thống phần mềm kidsmas, đao tải các nội dung giáo dục trên mạng Internet đưa vào các hoạt động nhằm giúp trẻ "học bằng chơi, chơi mà học".
- Làm tốt công tác tuyên truyền các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tới các bậc phụ huynh và các tổ chức xã hội, nhằm phối hợp chặt chẽ nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại gia đình và nhà trường.
Người phụ trách: Nhân viên văn thư, tổ chuyên môn, giáo viên.
2.6. Quan hệ tốt với cộng đồng
- Tham mưu với lãnh đạo cấp trên về quy mô phát triển nhà trường trong từng giai đoạn, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị, tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
2.7. Lãnh đạo và quản lý
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục.
- Huy động ngày càng nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của nhà trường và HĐQT để tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
1. Tổ chức thực hiện
1.1. Phổ biến kế hoạch
- Kế hoạch chiến lược Trường Mầm non Huy Hoàng được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường và được công khai trong bảng tuyên truyền nhà trường, trên trang Web.
- Báo cáo với Phòng GD&ĐT, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn.
1.2. Tổ chức
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
2. Xây dựng lộ trình
Giai đoạn 1: Từ năm 2019-2021
Giai đoạn 2: Từ năm 2021-2023
Giai đoạn 3: Từ năm 2023-2030
2.1. Về quy mô trường, lớp và số học sinh
Số lớp, số học sinh cụ thể như sau:
Năm học | Tổng số | Nhà trẻ | 3-4 tuổi | 4-5 tuổi | 5-6 tuổi | |||||
Số lớp | Số trẻ | Số lớp | Số trẻ | Số lớp | Số trẻ | Số lớp | Số trẻ | Số lớp | Số trẻ | |
2019-2020 | 3 | 63 | 0 | 0 | 2 | 38 | 1 | 25 | 0 | 7 |
2020-2021 | 4 | 86 | 1 | 25 | 1 | 16 | 1 | 24 | 1 | 21 |
2021-2022 | 7 | 131 | 2 | 27 | 2 | 45 | 1 | 28 | 2 | 31 |
2022-2023 | 8 | 161 | 2 | 45 | 2 | 45 | 2 | 42 | 2 | 27 |
2023-2024 | 9 | 186 | 2 | 36 | 3 | 50 | 2 | 53 | 2 | 47 |
2024-2030 | 10 | 200 | 2 | 50 | 3 | 55 | 2 | 50 | 2 | 45 |
2.2. Về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
- Phối hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
- Nâng cao chất lượng bữa ăn giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân, béo phì cuối năm giảm còn 2 % so với đầu năm học. Nâng chất lượng bữa ăn lên 30.000/trẻ/ngày.
- Tiếp cận chương trình giáo dục tiên tiến của các nước để áp dụng phát triển chương trình GDMN. Triển khai tất cả các độ tuổi trong nhà trường.
2.3. Về Đội ngũ CB, GV, NV
Tham mưu HĐQT tuyển dụng, hợp đồng giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và trình độ chuyên môn theo quy định.
+ Đối với nhà trẻ 2,5 giáo viên/lớp.
+ Đối với mẫu giáo 2,2 giáo viên/lớp;
+ Có đủ nhân viên làm nhiệm vụ kế toán, y tế, nấu ăn, bảo vệ, lái xe.
Mục tiêu | Thời gian hoàn thành | ||
Giai đoạn 1 2019-2021 | Giai đoạn 2 2021-2023 | Giai đoạn 3 2023-2030 | |
Tổng số CB,GV,NV: - Cán bộ quản lý: - Giáo viên: - Nhân viên: | 14 1 8 5 | 25 1 18 5 | 29 2 20 7 |
Trình độ CM, nghiệp vụ CBQL và GV: - Đại học: - Cao đẳng: - Trung cấp - Đạt chuẩn |
2 7 2 3 |
2 11 6 6 |
5 20 0 4 |
Trình độ LLCT: - Trung cấp LLCT: - Cao cấp LLCT: |
0
|
0
|
0
|
Trình độ Ngoại ngữ | 11 | 21 | 24 |
Trình độ tin học | 11 | 21 | 24 |
Đảng viên | 0 | 6 | 15 |
Đánh giá chuẩn HT, PHT, GV: - Loại tốt: - Loại khá: - Loại đạt yêu cầu: |
30% 100% 0 |
35% 100% 0 |
40% 100% 0 |
2.4. Về Cơ sở vật chất, TBDH, ĐDĐC
- Tham mưu với HĐQT xây dựng trường đảm bảo đủ số phòng học, phòng chức năng cho trẻ học tập, vui chơi.
- Tiếp tục bổ sung, chuẩn hóa trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo quy định.
- Quy hoạch môi trường trong và ngoài, quy hoạch lại cây xanh, hoa cảnh tạo môi trường Xanh- Sạch- Đẹp thể hiện môi trường giáo dục thân thiện, an toàn.
Mục tiêu | Thời gian hoàn thành | ||
Giai đoạn 1 2019-2021 | Giai đoạn 2 2021-2023 | Giai đoạn 3 2023-2030 | |
Tổng số phòng học: | 4 | 8 | 10 |
Tổng số phòng chức năng: | 1 | 1 | 1 |
Số công trình vệ sinh của trẻ: | 4 | 8 | 10 |
Số công trình vệ sinh của CBGVNV: | 1 | 2 | 2 |
Tham mưu xây dựng mới 01 phòng học, 01 phòng chức năng |
| Năm 2023-2024 |
|
* Thiết bị dạy học: - Mua máy tính: - Mua ti vi: |
1 |
01 1 |
02 09 |
* Đồ dùng đồ chơi: - Tham mưu với Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT hỗ trợ bộ đồ chơi thông minh cho trẻ 4 tuổi, 5 tuổi. - Tham mưu với Phòng GD&ĐT, SởGD&ĐT hỗ trợ đồ dùng đồ chơi theo văn bảnhợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT cho cácnhóm, lớp. - Mua sắm đồ dùng đồ chơi theo văn bảnhợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT cho cácnhóm, lớp. - 02 lớp mới cải tạo 02 bộ. - Rà soát bổ sung cho tất cả các nhóm lớp. |
01
02
03
04 |
02
02
02
02
05 |
02
02
03 |
2.5. Về Kiểm định CLGD và XD trường chuẩn
- Huy động mọi nguồn lực để thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT.
Mục tiêu | Thời gian hoàn thành | ||
Giai đoạn 1 2019-2021 | Giai đoạn 2 2021-2023 | Giai đoạn 3 2023-2030 | |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. | Tháng 9 năm 2019 | Tháng 9 năm 2023 | Tháng 9 năm 2029 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng, theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 1. | Tháng 9 năm 2019 | Tháng 9 năm 2023 | Tháng 9 năm 2029 |
Đăng ký đánh giá ngoài |
| Tháng 6 năm 2024 | Tháng 6 năm 2030 |
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Hiệu trưởng
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.
- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.
3.2. Tổ Trưởng CM
- Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch tốt hơn.
- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học.
3.3. Hội đồng quản trị
- Quyết định về phương hướng chiến lược hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
3.4. Tổ trưởng tổ chuyên môn và tổ văn phòng
- Căn cứ chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm. Giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường. Thực hiện thu-chi đúng nguyên tắc tài chính của loại hình trường; tham mưu đề xuất với lãnh đạo về thu, chi, mua sắm bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ các hoạt động trong nhà trường.
3.5. Cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
3.6. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.
- Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.
3.7. Hội cha mẹ học sinh
- Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc chăm lo giáo dục mầm non.
- Hỗ trợ nhân lực, vật lực cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynhgóp phần thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến lược của nhà trường.
3.8. Yêu cầu khi tổ chức giám sát và đánh giá việc thực hiện, kết quả thực hiện:
- Xác định mục đích, nêu rõ nội dung, cách thức, hình thức, quy trình tổ chức giám sát. Qui định trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận giám sát, đánh giá.
- Căn cứ trên hệ thống các chỉ số đo lường như:
+ Phản ánh thực trạng, quá trình thực hiện và kết quả.
+ Quản lý, kiểm soát các hoạt động, các kết quả.
+ Các loại tiêu chuẩn: Hệ thống định mức, chuẩn mực của nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của địa phương.
+ Nhóm các chỉ số điều kiện (đầu vào): Qui mô phát triển; Số lượng và cơ cấu trình độ đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
+ Nhóm các chỉ số kết quả chăm sóc giáo dục: Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng, chiều cao, các lĩnh vực phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm kỹ năng xã hội và sự hài lòng của cha mẹ trẻ, của xã hội...
VI. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với UBND huyện
- Quan tâm tham mưu với các cấp hỗ trợ lương hè cho CBGVNV nhà trường.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên, nhân viên.
3. Đối với chính quyền địa phương
- Quan tâm chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của mọi người dân, toàn xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng cho con em địa phương.
4. Hội đồng quản trị
- Quan tâm đầu tư, phê duyệt xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển Trường Mầm non Huy Hoàng giai đoạn 2019 -2024, tầm nhìn 2030 đã được thông qua Hội đồng Quản trị và tập thể sư phạm nhà trường. Kế hoạch chiến lược này nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian 5 năm đến 10 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược cũng thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, phụ huynh học sinh. Rất mong lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo để kế hoạch được thực hiện có hiệu quả./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (b/c) ; - Lưu: VT.
| HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nguyệt |
- Kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác
- Thực đơn tuần 3 tháng 12
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023
- Đội ngũ CBGVNV năm học 2022-2023