Kế hoạch phòng chống dịch Covitd19 quay trở lại
PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIÊU TRƯỜNG MN HUY HOÀNG
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
| Số: 15/ KH-MNHH | Đông Triều, ngày 01 tháng 3 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
Đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19
Thực hiện Kế hoạch số 184/KH-PGDDT ngày 10/3/2020 của Phòng GD&ĐT Quảng Ninh về kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19;Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 09/3/2020 của UBND thị xã về: Đáp ứng với các cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19);
Trường Mầm non Huy Hoàng xây dựng Kế hoạchchỉ đạo tới CBGVNV người Lao Động nhà trường về việc đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh, chủ động ứng phó có hiệu quả nhất góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏecán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh trong toàn trường.
2. Theo dõi, quản lý tốt sức khỏe cán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh, sinh viên trong nhà trường, giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh xâm nhập vào trường học.
3. Phối hợp với ngành Y tế làm tốt công táctuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chocán bộ, giáo viên và người lao động, học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
4. Triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh học đường, nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh trong các nhà trường.
II. NGUYÊN TẮC PHÒNG, CHỐNG DỊCH
1. Phòng bệnh là chính, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh là biện pháp chủ yếu; kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Tuân thủ nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ), 3 trước (chủ động phòng, tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và hiệu quả).
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng
- Triển khai tới tất cả các đồng chí CBGVNV Người lao động toàn trường
- Thời gian áp dụng từ tháng 3 năm 2021 đến khi hết dịch bệnh Covid-19.
2. Đối tượng áp dụng
- Tại trường
IV. PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH
1. Cấp độ 1: Chưa có ca bệnh xâm nhập trên đia bàn; hoặc không có các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với trường hợp dương tính mà chưa được kiểm soát, cách ly.
2. Cấp độ 2:Khi có ca bệnh xuất hiện và có lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng dân cư trên địa bàn thị xã đến dưới 10 trường hợp mắc; hoặc có các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với trường hợp dương tính mà chưa được kiểm soát, cách ly.
3. Cấp độ 3:Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 10 đến 20 trường hợp mắc.
4. Cấp độ 4: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 20 trường hợp mắc.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Công tác chỉ đạo, kiểm tra; công tác truyền thông; công tác giám sát, dự phòng; công tác điều trị; công tác hậu cần; tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 03/02/2020 của UBND thị xã về đáp ứng với các cấp độ phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (Covid-19).
VI. ĐÁP ỨNG CÁC CẤP ĐỘ DỊCH
1. Cấp độ 1: Khi chưa có ca bệnh xâm nhập; hoặc không có các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với trường hợp dương tính mà chưa được kiểm soát, cách ly
1.1.Công tác chỉ đạo, kiểm tra
- Thành lập Tổcông tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của nhà trường
- Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác y tế trường học, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh; phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong trường học
- Giao cho đồng chí Nguyễn Thị Vân Anh -TVHĐQT phụ trách phối hợp chặt chẽ với trạm y tế, trung tâm y tế phường và các ngành có liên quan theo dõi tình hình dịch bệnh và sự lưu hành của bệnh Covid-19 gây ra trên thế giới, đặc biệt tại các nước, khu vực có đông người mắc bệnh. Phối hợp với trạm y tế, trung tâm y tế và cơ quan chức năng tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính với các biểu hiện nghi ngờ do bệnh Covid-19 gây ra.
- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch từ Trung Quốc,các nước lân cận, trên thế giới và Việt Nam.
- Thực hiện đúng các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thị xã, của PhòngGDĐT trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
- Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại trường nhất là ở những vùng có nguy cơ cao. Tham gia các Đoàn kiểm tra của thị xã, của các ngành liên quan khi có yêu cầu.
- Báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện về Ban chỉ đạo thị xãđể xử trí.
1.2. Công tác truyền thông
- Truyền thông về tình hình của dịch bệnh, nguồn lây nhiễm, cách phòng chống. Cập nhật tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo phòng chống thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế (moh.gov.vn), Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của tỉnh (quangninh.gov.vn), Sở Y tế(soytequangninh.gov.vn/phòngchống dịch nCOV);…. và các nguồn tin chính thống khác đến cán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, các biện pháp phòng bệnh, kịp thời cung cấp thông tin để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh không hoang mang lo lắng đồng thời phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế phát ngôn. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường, Ngành.
- BGH nhà trường trực điện thoại thông suốt 24/7 để nắm bắt thông tin chỉ đạo và kịp thời xử lý các tình huống diễn ra liên quan
- Tiếp nhận các tài liệu truyền thông để tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh.
( Nội dung này giao cho đồng chí Phạm Thị Thanh Thơm-Vũ Thị Thanh, phụ trách)
1.3. Công tác giám sát, dự phòng
- Theo dõi, giám sát các biểu hiện bệnh Covid-19 tại Cơ quan Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục, nhất là những người có tiếp xúc với người có nguy cơ caovà ở những vùng có nguy cơ cao.
- Vệ sinh, lau chùi khử khuẩn thường xuyên môi trường sống tại Cơ quan PhòngGD&ĐT và tại các cơ sở giáo dục. Đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tận dụng ánh nắng và ánh sáng để góp phần làm sạch môi trường làm việc.
- Thực hiện việc cách ly và thông tin cho cơ quan y tế tiến hành xét nghiệm, chẩn đoántheo quy định đối với các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ bị mắc bệnh.
( Nội dung này giao cho đồng chí Nguyễn Thị Vân Anh phụ trách)
1.4. Công tác điều trị
- Thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm chéo.Đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn, không tập trung đông người, hạn chế các cuộc họp chưa cần thiết,…
- Chuẩn bị sẵn các điều kiện bố trí phòng cách ly ban đầu tại trường, đặc biệt học khi học sinh đi họcphù hợp với tình hình của đơn vị, giao đồng chí Vân Anh –TVHĐQT chỉ đạo
1.5. Công tác hậu cần
- Rà soát các trang thiết bị, vật tư có liên quan và phương tiện để sẵn sàng phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh tại đơn vị trường, giao đồng chí Trần Thị Hoan trưởng bếp
- Bố trí kinh phí để kịp thời bổ sung các trang thiết bị, vật tư, thuốc cần thiết cho việc phòng chống lây nhiễm . Giao đồng chí Nguyễn Thị Vân Anh phụ trách công tác y tế xây dựng dự trù kinh phí thực hiện
1.6. Công tác phối hợp
- Phối hợp với Cơ quan y tế, Ủy ban nhân dân các địa phương trong việc phòng chống dịch bệnh
- Phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền về việc phòng chống dịch bệnh trong Ngành khi có yêu cầu. Nội dung này Hiệu trưởng phụ trách
2. Cấp độ 2: Khi có ca bệnh đầu tiên xuất hiện và có lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng dân cư trên địa bàn thị xã đến dưới 10 trường hợp mắc; hoặc có các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với trường hợp dương tính mà chưa được kiểm soát, cách ly
Duy trì các hoạt động của cấp độ 1, đồng thời bổ sung, tăng mức độ của các hoạt động, cụ thể:
2.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra
- Tổcông tác phòng, chống dịch bệnh của trườngchỉ đạo, theo dõi sát diễn biến tình hình, đánh giá tình hình dịch bệnh hàng ngày.
- Yêu cầu Ban chăm sóc sức khỏe học sinh trong nhà trường theo dõi chăm sóc sức khỏe của cán bộ,giáo viên và học sinh trong nhà trường hàng ngày, hàng tuần và đột xuất; phối hợp tích cực với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý các trường hợp có biểu hiện của dịch
- Báo cáo Ban chỉ đạo của thị xã,tổ công tác của Sở GDĐT đồng thời phối với cơ quan y tế trên địa bàn để phòng chống dịch khi có trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị lây nhiễm.
- Không đề xuất cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đi nước ngoài, đặc biệt là đến các nước có dịch (trừ trường hợp thực hiện công vụ theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh).
- Thực hiện việc cách ly, theo dõi đối với các trường hợp công chức, viên chức, người lao động từ nước ngoài trở về và kiến nghị Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Ủy ban nhân dân các địa phương cách ly, theo dõi đối với các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh từ nước ngoài trở về.
- Chỉ đạo toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Phòngvà vận động người thân chấp hành nghiêm các biện pháp cách ly, khoanh vùng của chính quyền địa phương trên địa bàn cư trú (nếu có). Hạn chế tối đa việc di chuyển đến các vùng có dịch. Kịp thời thông tin trung thực, chính xác với các cơ quan chức năng khi được yêu cầu về việc di chuyển, tiếp xúc trong quá trình di chuyển của cá nhân, người thân.
- Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn về tình hình dịch bệnh theo quy định.
- Thực hiện báo cáo hàng ngày, đột xuất tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện về Ban chỉ đạo cấp tỉnh để có phương án xử lý.
2.2. Công tác truyền thông
- Tuyên truyền mạnh mẽ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, phụ huỵnh học sinhđể có đủ thông tin cần thiết, có kiến thức đúng về cách phòng ngừa lây nhiễm để bảo vệ cho bản thân, cho gia đình và góp phần phòng chống dịch cho cộng đồng, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động chung của Ngành, cụ thể:
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình dịch bệnh, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh … giúp cán bộ công chức, viên chức người lao động và học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh không hoang mang, sợ hãi nhưng cũng không mất cảnh giác để bình tĩnh, ứng phó với dịch.
+ Cung cấp kiến thức và kỹ năng hiểu đúng, thực hành tốt việc tự phòng ngừa và bảo vệ cho bản thân, gia đình và cơ quan, đơn vị.
+ Cung cấp đủ kiến thức và thông tin cần thiết về phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viênan tâm, chủ động đến ngay cơ sở y tế khi cần thiết, tham gia cùng với y tế thực hiện các chỉ định điều trị, các biện pháp cách ly ngăn chặn sự lây nhiễm cho người khác; không quá hoang mang lo sợ dẫn đến hành động không đúng gây tác hại cho bản thân.
+ Truyền thông vận động xã hội, gia đình, cơ quan, đồng nghiệp không kỳ thị và phân biệt đối xử với người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh.
+ Truyền thông tạo sự đồng thuận của cộng đồng và xã hội đối với các chủ trương, chiến lược và biện pháp phòng chống dịch để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh vừa tự giác thực hiện vừa tham gia tạo áp lực xã hội đối với những cá nhân, tập thể không chấp hành quy định trong phòng chống dịch (nhất là đối với các biện pháp cưỡng chế như cách ly kiểm dịch…).
- Sử dụng mọi phương thức truyền thông để đưa được thông tin nhanh chóng, chính xác đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, phụ huynh học sinh.
- Quán triệt cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viênkhông đăng tải những thông tin từ những nguồn không chính thức, những thông tin sai, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.
- Hạn chế tập trung đông người tại một địa điểm; hạn chế tổ chức các cuộc họp đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm, trường họp cần thiết phải họp hoặc tập trung đông người cần sử dụng các biện pháp phòng tránh: Đeo khẩu trang, sử dụng nước diệt khuẩn,…
- Tuyên truyền, vận động trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hạn chế việc mua hàng hóa, lương thực, thực phẩm tích trữ làm ảnh hưởng đến tâm lý chung, góp phần bình ổn thị trường, hạn chế rủi ro.
- Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn tại đơn vị
2.3. Công tác giám sát, dự phòng
- Tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên để đề nghị cơ quan y tế tiến hành xét nghiệm nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch khi xuất hiện trường hợp bệnh đầu tiên, không để lan rộng.
- Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viêntiếp xúc với đối tượng có nguy cơ cao tự theo dõi sức khỏe và khai báo cho cơ quan y tế thực hiện các biện pháp xét nghiệm chuẩn đoán khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Thực hiện việc cách ly, phòng ngừa khỏi nơi làm việc để tránh lây lan theo khuyến cáo của ngành Y tế.
- Khi phát hiện bệnh (hoặc nghi ngờ) cần thông báo ngay với cơ quan y tế và thực hiện ngay các biện pháp cách ly ngăn chặn sự lây lan, không để bùng phát thành ổ dịch và lây lan
- Ghi chép đầy đủ các thông tin khi tiếp công dân và cá nhân đến làm việc tại Cơ quan Phòngvà cơ sở giáo dục để phục vụ kịp thời, nhanh chóng khi có yêu cầu về xác minh thông tin.
- Lãnhđạo BGH thường trực nắm thông tin phòng, chống dịch 24/7 để kịp thờibáo cáo Tổcông tác phòng, chống dịch bệnh của Phòng Giáo dục và Đào tạo và Ban chỉ đạo của thị xã, SởGDĐT xử lý khi có trường hợp được phát hiện nhiễm bệnh.
2.4. Công tác điều trị
- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các Cơ quan Phòng, các cơ sở giáo dục.Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân phòng lây nhiễm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh tại đơn vị.
- Tất cả các trường hợp phát hiện có dấu hiệu nhiễm bệnh (ho, sốt, khó thở) đều phải được cách ly, thông tin kịp thời với cơ quan y tế gần nhất để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của ngành Y tế, đảm bảo an toàn, không để lây lan trong đơn vị và cộng đồng. Tạo điều kiện tối đa cho cơ quan y tế và các các cơ quan có chức năng khác thực thi nhiệm vụ khi có trường hợp bị nhiễm bệnh.
2.5. Công tác hậu cần
- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, vật lực, các trang thiết bị và thuốc phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế trong trường hợp phát hiện có dịch.
- Tiếp nhận viện trợ về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị từ các cơ quan, tổ chức của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ khi có dịch.
2.6. Công tác phối hợp
- Phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thông tin để nắm bắt và chia sẻ thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế để kịp thời có các biện pháp phòng tránh và xử lý các trường hợp bị nhiễm bệnh tại đơn vị (nếu có), không để lây lan trên diện rộng;
3. Cấp độ 3: Khi có ca bệnh xuất hiện và có lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng dân cư trên địa bàn thị xã từ 10 người đến 20 người mắc
Duy trì nghiêm các hoạt động của cấp độ 1, cấp độ 2, đồng thời bổ sung, tăng mức độ của các hoạt động, cụ thể:
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại cơ quan Phòng và các cơ sở giáo dục.
- Huy động tối đa các nguồn lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu nhân lực, vật tư, hóa chất, phương tiện phòng hộ cho các lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp.
- Dừng việc tổ chức tất cả các hội nghị hội thảo, tập huấn, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, tổ chức lễ cưới, tiệc cưới...; các sự kiện tập trung đông người trong cơ quan Phòng và các cơ sở giáo dục.
- Hàng ngày, hàng giờ cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch trên Cổng thông tin điện tử của Phòng, Cổng TTĐT các cơ sở giáo dục và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Khi phát hiện bệnh báo cáo ngay với cơ quan y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp theo chỉ đạo của thị xã, tỉnh và Trung ương.
4. Cấp độ 4: Khi có ca bệnh xuất hiện và có lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng dân cư trên địa bàn thị xã từ 20 người mắc trở lên, , khi có xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào cơ quan Phòng và các cơ sở giáo dục
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại tại cơ như cấp độ 3.
- Thông báo mức báo động, cảnh báo cao nhất. Đánh giá mức độ nghiêm trọngtại cơ quan Phòng và các cơ sở giáo dục để đề xuất với thị xã và các cơ quan có thẩm quyền để ban bố tình trạng khẩn cấp.
- Tăng cường tần suất và mức độ thông tin, truyền thông về phòng chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý dịch tại Cơ quan Phòng và các cơ sở giáo dục.Thực hiện báo cáo hàng ngày, đột xuất tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện về Ban chỉ đạo thị xã để có phương án xử lý.
- Thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại, áp dụng các biện pháp bắt buộc đối với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong cơ quan Phòng và các cơ sở giáo dục khi có dịch bệnh tại đơn vị.
- Tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, xem xét đề xuất việc đóng cửa trường học;
- Sử dụng, huy động mọi nguồn lực có thể của Cơ quan Phòng và các đơn vị để phòng chống dịch bệnhtheo phương châm "4 tại chỗ": Chỉ đạo tại chỗ, con người tại chỗ, thuốc tại chỗ và phương tiện tại chỗ.
- Huy động sự tham gia của toàn trườngtrong việc vận động công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên phụ huynh học sinh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế để xử lý tổ chức khám, điều trị cho các trường hợp bị bệnh và thực hiện các biện pháp phòng dịch tại Cơ quan nhằm ngăn chặn dịch;
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho cán bộ trực tiếp liên quan đến người bị nhiễm bệnh. Thực hiện ngay các biện pháp cách ly ngăn chặn sự lây lan, không để bùng phát thành ổ dịch và lây lan trong cơ quan Phòng và các cơ sở giáo dục.
- Liên tục theo dõi và quản lý thông tin về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn và xử lý kịp thời các thông tin sai, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cơ quan
- Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp theo chỉ đạo của tỉnh và Trung ương.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Nhà trường xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo diễn biến và tình hình mới. Chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, vật tư, phương tiện, nhân lực, kinh phí… để phòng ngừa và sẵn sàng xử lý khi có dịch xảy ra tại đơn vị.
- BGH nhà trường theo dõi nắm bắt tình hìnhsức khỏe của các cá nhân là là cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường nhất là đối với các trường hợp có triệu chứng ho, khó thở, sốt cao nhằm phát hiện sớm các trường hợp lây nhiễm bệnh, cách ly triệt để, theo dõi các trường hợp có tiếp xúc nghi ngờ nhiễm bệnh và báo ngay tuyến y tế cơ sở gần nhất.
- Tăng cường thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trường lớp học. Không tổ chức tiếp các đoàn đông người đến thăm, làm việc tại đơn vị; kiểm soát chặt chẽ việc khách ra vào đơn vị và hướng dẫn phòng chống dịch ngay từ cổng vào đơn vị( Giao co 02 đồng chí Phó Hiệu trưởng chỉ đạo vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn )
- Trường hợp khi có dịch bệnh, chủ động phối hợp với cơ quan y tế trên địa bàn để được hỗ trợ phòng chống dịch.
- Thành lậpphòng cách ly khi mới tiếp nhận cán bộ, giáo viên, học sinh nghi ngờ mắc bệnh có dấu hiệu ho, sốt, viêm phổi...
- Thành lập bộ phận thường trực phòng, chống dịch bệnh viêm Covid-19 tại đơn vị.
-Giao cho nhân viên y tế cấp phát nước rửa tay sát khuẩn cho các nhóm lớp, quản lý tốt khẩu trang đã nhận nếu để sảy ra mất mát khẩu trang nhân viên y tế hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Kế hoạch này có thể bổ sung, điều chỉnh theo chỉ đạo PhòngGiáo dục và Đào tạo, yêu cầu các đồng chí CBGVNV trường nghiêm túc thực hiện.Trường hợp có vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch này đề nghị báo cáo về BGH trường để BGH báo cáo lãnh đạo Phòng GDĐT(qua Bộ phận TĐTH, bà Nguyễn Hà Phương–Chuyên viên Phòng GD&ĐT, điện thoại: 0395648969) và duy trì chế độ báo cáo hàng ngày trực tuyến qua google drivetrước 13h30' theo đường linkđã chia sẻ trực tuyến cho các cơ sở giáo dục,khi phát sinh các trường hợp độtxuất báo cáo lãnh đạo Phòng để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: -Phòng GD&ĐT TX Đông Triều(b/c) ; -CBGVNV trường(t/h); -Lưu hồ sơ trường. | HIỆU TRƯỞNG
(đã ký(
Nguyễn Thị Nguyệt |
- Kế hoạch công tác tháng 1.2021
- Thực đơn tháng 1.2021
- tuyên truyền pháp luật
- Thực đơn tháng 12/2020
- Thực đơn tháng 11 năm 2020
- tuyên truyền về pháp luật - giao thông và bạo lực hocj đường
- QUY CHẾ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2020-2021
- Thực đơn tháng 10/2020
- công khai biểu 4 thông tư 36
- Công Khai biểu 3 thông tư 36
- công khai biểu 02 thgoong tư 36
- Công khai theo thông tư 36
- Kế hoạch phòng chống dịch Covitd19
- ph
- Thực đơn tháng 9